Không chỉ biết làm phim zombie, hậu tận thế, Parasite cùng tượng vàng Oscar đang chứng minh vị thế của xứ sở kim chi trên bản đồ điện ảnh hiện đại.
Phim kinh dị Hàn Quốc đã nhận được ánh mắt dõi theo đến từ khán giả toàn cầu trong vài năm trở lại đây. Không phải do những xu hướng mới tách biệt khỏi đế chế kinh dị Mỹ, xứ sở kim chi khi làm chất đáng sợ vẫn giữ được một bản sắc rất riêng như cách J-Horror (Phim kinh dị Nhật Bản) trở nên ăn khách từ cuối thập kỷ 2010. Thể loại kinh dị đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia và nền văn hóa tất nhiên là chẳng đâu giống đâu cả. Nỗi sợ hãi đặc thù được rèn giũa sau khoảng thời gian dài chứng kiến biến động đến từ mối đe dọa môi trường xã hội, chính trị kinh tế, phong tục tập quán con người là rất rạch ròi.
Trên thực tế, phim kinh dị Hàn Quốc đã phát triển ngay sau sự nở rộ của J-Horror, tuy nhiên đó là câu chuyện ở thị trường nội địa còn khán giả toàn cầu vẫn chủ yếu quan tâm đến hình thức chiếu rạp, địa điểm độc tôn của nhà làm phim Hoa Kỳ. Bong Joon-ho trình chiếu Parasite, và tất cả những gì sau đó là một bước ngoặt lớn. Phim kinh dị ở Hàn Quốc trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều hơn và được nhìn nhận cùng cách tiếp cận có cá tính rất riêng.
Bạo lực, máu me không đơn thuần
Phim kinh dị Hàn Quốc chọn cách đi sâu hơn vào tâm lý con người, xem xét các câu chuyện cụ thể và phát triển tuyến nhân vật với bắt nguồn từ việc tập trung một nhóm nhỏ và xây dựng cho họ những cái tôi. Ở lối tư duy này, nhà làm phim không khiến khán giả trải qua cảm giác quá tải với lượng xác chết chỉ vì mục đích của nó, quá trình dàn dựng cộng với hậu quả mới là hoa tiêu sau cùng nếu một đạo diễn chọn cảnh bạo lực là khẩu súng đã được lên đạn.
I Saw The Devil
Bạo lực nhưng không mang mục đích định nghĩa bạo lực, các cảnh tra tấn chỉ tồn tại để ăn sâu vào tiềm thức mức độ báo động cho sự nguy hiểm hoặc thêm thắt vào cốt truyện của bộ phim nhưng không vô cớ hay quá đáng. Không thiếu những khoảnh khắc kinh hoàng, đen tối, nhưng kinh dị Hàn Quốc yêu thích việc bóp nghẹt cảm xúc hơn là kích thích thái độ tức tối,ghê tởm. Ngược lại những cách sắp đặt sát nhân chém giết slasher craze trong Halloween hay girl vs. psychopath, trò chơi tâm lý mèo vờn chuột đã là một biểu tượng vàng son của kinh dị Mỹ.
Ít hơn là nhiều hơn
Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, hệ thống xây dựng nhân vật của thị trường Hàn Quốc không bao giờ đưa con người vào một không gian kinh dị đã được thiết lập sẵn bởi vì họ vốn đã ở đó, chỉ là kịch tính chưa đến để đẩy toàn bộ mạch phim sang một chương khác.
Train To Busan
Tuy nhiên để chất xúc tác cho kịch tính xuất hiện, các đạo diễn chẳng cần đầu tư một lượng quá đồ sộ nhân vật, bác bỏ lối suy nghĩ “dùng một lần” ở Hollywood. Ví dụ chỉ mất năm phút đầu tiên của I Saw The Devil của Kim Jee-woon để sự đồng cảm được thiết lập và rồi vào thời điểm một nhân vật bất kỳ gặp nguy hiểm, khán giả vẫn bất chợt âm thầm cổ vũ vì sự sống còn. Đây là cảm giác chỉ dành cho duy nhất nhân vật chính (final girl) trong thể loại kinh dị kinh điển của Mỹ. Chiêu trò này dùng để ra lệnh ai sẽ sống sót và khán giả nên cắm rễ cảm xúc cho ai, bạo lực và tra tấn xảy ra với những người xung quanh đều là tài sản thế chấp cần thiết cho sự sống còn của nhân vật được chọn.
The Wailing
Trong phim kinh dị của Hàn Quốc, có một phần thưởng mạnh mẽ về mặt cảm xúc cho những người xem đòi hỏi chiều sâu với bạo nhưng vẫn khó chịu vì bị gián đoạn. Để dễ hiểu, “ Ít hơn là nhiều hơn” ở đây có nghĩa, phim kinh dị Hàn Quốc không đem đến một lượng biến cố đồ sộ xung quanh nhân vật mà họ chọn làm trung tâm để khán giả đặt trọn sự ủng hộ, mà tất cả vai trò họ giới thiệu thường rất ít, như Parasite chỉ gồm 2 gia đình, nhưng ai trong số họ cũng được nhìn nhận là “final girl”.
Kinh dị thực tế và tinh tế
Giai điệu tiềm ẩn của nỗi buồn, bi kịch, hối tiếc và tuyệt vọng, ngay cả trong những câu chuyện bạo lực nhất, cảm xúc của con người dường như luôn là phía chiếm ưu thế. Mặc dù hoàn toàn bạo lực theo cách riêng của chúng như những bộ phim I Saw The Devil hay The Host của Bong Joon-ho, mối quan hệ của trái tim và con người được nhấn mạnh quá rõ ràng.
The Host
Trong điện ảnh Hàn Quốc, bản thân sự kinh dị bắt nguồn từ tính nhân văn. Nguồn gốc của điều này được nghiên cứu và xem xét xuyên suốt câu chuyện, ngay cả một sinh vật giả tưởng như trong The Host, ngay từ đầu khúc mắc đã được hiểu là môi trường ô nhiễm và mức độ tha hóa của con người làm nên khởi nguồn cho sự trỗi dậy của con quái vật. Tài năng kiệt xuất của Bong Joon-ho chuyển biến nhịp nhàng các thể loại một cách liền mạch, đúc kết một giai điệu thực tế hơn và thiết lập ý thức nhân văn ngay cả trong những tình huống phi nhân tính nhất. Với bạo lực và kinh dị đi kèm với sự thức tỉnh hoặc gắn kết tình cảm trong các gia đình, sau khi thiết lập chiều sâu cảm xúc, một bộ phim có thể đi từ kinh dị sang kịch tính gợi lên cảm giác tiếc nuối thực sự khi một nhân vật bị ngã xuống hoặc bị tổn hại.
Tuy nhiều tác phẩm kinh dị ở xứ sở kim chi vẫn hay bị lầm tưởng sang tâm lý tội phạm bởi sự kém đa dạng về kỹ xảo quỷ quyệt nhưng hết lần này đến lần khác, họ chứng tỏ mình biết tạo ra thể loại phụ độc đáo và hấp dẫn theo cái cách không thể kiếm tìm ở một quốc gia khác. Chiến thắng của Parasite không nên được nhìn nhận là một kỳ tích vì như thế sẽ thật thiệt thòi để nói về tài năng của điện ảnh Hàn Quốc.
Theo Nghe Nhìn VN