Đối với người lớn, một giấc ngủ trưa lành mạnh – còn được gọi là “ giấc ngủ trưa nạp năng lượng” – nên có thời lượng tương đối ngắn.
Nguyên nhân là do mô hình độc đáo của giấc ngủ, đặc biệt là khi tính đến chu kỳ ngủ.
Trong giấc ngủ của người trưởng thành khỏe mạnh, cơ thể trải qua những chu kỳ ngủ gồm có 5 giai đoạn ngủ khác nhau.
Mỗi chu kỳ ngủ mất khoảng 90-110 phút, theo Sleep.org.
Khi cơ thể đạt đến mức độ ngủ sâu hơn, khoảng giai đoạn 3, nó giải phóng các chất hóa học vào máu và trải qua những thay đổi trong hoạt động điện não khiến cơ thể chuyển sang chế độ ngủ sâu hơn.
Ngủ trưa trong bao lâu là tốt nhất?. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những thay đổi này giúp cơ thể không phản ứng với các kích thích bên ngoài, điều này thường giúp bạn ngủ ngon suốt đêm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngủ trưa, việc đi quá sâu vào chu kỳ giấc ngủ và trải qua ra những thay đổi đó có thể khiến bạn cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng khi thức dậy, vì cơ thể đã bắt đầu chuẩn bị cho bạn giấc ngủ sâu hơn, theo Sleep.org.
Do đó, để tránh cảm giác buồn ngủ thêm, nên giữ giấc ngủ trưa chỉ gồm các giai đoạn ngủ “nông” hơn, ở giai đoạn 1 và 2.
Thời gian của các giai đoạn này khác nhau ở mỗi người, nhưng nói chung, khoảng 15 – 30 phút, theo Sleep.org.
Một số ít người có giấc ngủ trưa ngắn hơn một chút – khoảng 10 phút, hoặc dài hơn một chút – khoảng 40 phút, là hiệu quả nhất, nhưng hầu hết mọi người nên ngủ trong khoảng 15 – 30 phút.
Việc nắm bắt đúng thời gian trong chu kỳ giấc ngủ ở mỗi người có thể cần một số lần thử. Sau khi biết được thời gian phù hợp với mình bằng cách thức dậy mà không mệt mỏi hoặc uể oải, bạn có thể sử dụng thời gian đó để lập kế hoạch cho những giấc ngủ trưa của mình, theo Sleep.org.
Độ dài chính xác của chu kỳ giấc ngủ cũng có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy hãy đảm bảo tăng hay giảm thời lượng giấc ngủ trưa sao cho khi thức dậy sau giấc ngủ trưa, bạn không cảm thấy mệt mỏi.
Hầu hết mọi người nên ngủ trưa trong khoảng 15 – 30 phút. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những lợi ích tuyệt vời của giấc ngủ trưa?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ trưa mang lại những tác động và lợi ích tích cực cho một số người. Bao gồm:
Cải thiện tâm trạng
Tăng khả năng tập trung
Cải thiện khả năng nhận thức, ghi nhớ
Giảm tình trạng uể oải và mệt mỏi
Cải thiện hiệu suất thể thao.
Giảm huyết áp.
Ngủ trưa có thể làm tăng sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng và hiệu suất khi làm việc theo ca ngoài giờ đối với những người phải thức vào ban đêm như như đối với bác sĩ hoặc y tá trực, hoặc tài xế xe tải đường dài.
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng giấc ngủ trưa đều đặn có thể cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là chứng mất ngủ và buồn ngủ quá mức.
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Y tế Weill Cornell, những giấc ngủ trưa đều đặn thường xuyên đã được chứng minh là làm tăng thời gian dành cho giấc ngủ sâu phục hồi vào ban đêm. Ngủ trưa cũng giúp cải thiện rõ rệt trong kiểm tra nhận thức, theo Sleep.org.