Nghiên cứu khoa học cho thấy, đột quỵ xảy ra thường xuyên hơn vào những ngày trời lạnh, đặc biệt là ở người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp…
Nếu không được chăm sóc đúng cách, số ca tử vong do đột quỵ sẽ tăng cao.
Tại sao trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Nghiên cứu của Đức công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu chỉ ra, cứ nhiệt độ giảm 2,9 độ C trong 24 giờ, nguy cơ đột quỵ tăng 11% và ở những người có tiền sử tim mạch, nguy cơ này tăng đến 30%. Một nghiên cứu khác kéo dài hơn thập kỷ ở Sao Paulo, Brazil trên khoảng 56.000 ca tử vong do đột quỵ đã phát hiện, nhiệt độ giảm có thể làm tăng số ca tử vong do đột quỵ, đặc biệt là ở những người trên 65 tuổi.
Nguy cơ đột quỵ tăng cao khi thời tiết chuyển lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Theo các chuyên gia, khi thời tiết chuyển lạnh, các mạch máu co lại để giảm thải nhiệt sẽ làm tăng huyết áp – một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ. Hơn nữa, vào những ngày trời lạnh, máu có xu hướng đặc hơn và dính hơn. Điều này dễ phát sinh các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu lên não dẫn đến đột quỵ.
Bên cạnh đó, độ ẩm không khí hạ thấp vào mùa đông thường khiến cơ thể dễ bị mất nước. Mất nước cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Ngoài ra, thói quen ăn đồ nhiều dầu mỡ và mặn hơn bình thường, đồng thời hạn chế vận động khi trời trở lạnh cũng là lý do làm trầm trọng thêm các vấn đề tim mạch, tai biến mạch máu não (đột quỵ).
Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh còn phức tạp, PGS.TS Nguyễn Văn Liệu (Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) lưu ý, mối lo sợ nhiễm bệnh cộng thêm áp lực công việc và tài chính chồng chất khi “tái hòa nhập xã hội” khiến nhiều người phải sống trong tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Căng thẳng, áp lực kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do tấn công não bộ, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, mất tập trung, trầm cảm, thậm chí đột quỵ.
Riêng bệnh nhân nhiễm Covid-19 có nguy cơ đột quỵ cao gấp 7,6 lần so với những người bị cảm cúm bình thường. Nghiên cứu cho thấy, những người nhiễm SARS-CoV-2 sẽ phát triển cục máu đông bất thường như một phản ứng viêm đối với virus. Nếu cục máu đông chặn dòng máu lên não sẽ gây ra đột quỵ.
Thời điểm hiện tại, trong khi miền Bắc và miền Trung đang bước vào mùa đông lạnh giá, thì các tỉnh miền Nam cũng có những ngày thời tiết se lạnh, chủ yếu về đêm và sáng sớm. Sự xáo trộn của cuộc sống bình thường mới cộng với sự sụt giảm của nền nhiệt chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ và tái phát cơn đột quỵ.
Làm gì để phòng đột quỵ mùa lạnh đúng cách?
Sự gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở những tháng lạnh trong năm có thể được kiểm soát tốt nếu chúng ta chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng cách. Trước tiên, cần mặc quần áo đủ ấm để đảm bảo thân nhiệt, đồng thời trang bị điều hòa hoặc lò sưởi để xua tan bầu không khí lạnh lẽo cho không gian sống.
Chú ý giữ ấm cơ thể trong mùa đông giá lạnh.
Tiếp theo, nên duy trì hoạt động thể chất nhẹ nhàng, không gắng sức trong suốt mùa đông như đi bộ, chạy, đạp xe… Tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể, từ đó cân bằng huyết áp, giảm cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi, góp phần hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Một điều quan trọng không kém là cần theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống và cân nhắc cẩn thận những gì sẽ ăn mỗi ngày. Trọng tâm của chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ đột quỵ là tăng lượng rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thịt ít béo (thịt heo nạc, thịt gà, hải sản…); hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê, nước ngọt và giới hạn lượng muối dưới 1500 miligam/ngày (khoảng nửa thìa cà phê)…
Song song với việc giữ ấm, tập luyện và ăn uống hợp lý, mỗi người nên chủ động tìm giải pháp ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do bên trong não. Bởi khi não sản sinh quá nhiều gốc tự do sẽ làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, phát triển mảng xơ vữa và cục huyết khối. Những mảng xơ vữa và cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch sẽ làm giảm lượng oxy và dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tắc hoặc vỡ mạch, dẫn đến cơn đột quỵ.
Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử hiện tại, các nhà khoa học đã phát hiện 2 tinh chất tốt cho não bộ là Blueberry và Ginkgo Biloba. Bộ đôi này được tinh chiết bằng công nghệ hiện đại, giúp giữ trọn các hoạt chất quý, cung cấp nhiều chất chống gốc tự do thiên nhiên, góp phần hỗ trợ ngăn chặn hình thành xơ vữa và cục huyết khối, từ đó phòng ngừa đột quỵ hiệu quả – PGS.TS Nguyễn Văn Liệu cho hay.
Bổ sung dưỡng chất Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong OTiV) giúp tăng cường sức khỏe não bộ, hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ, đau đầu, mất ngủ… hiệu quả.
Để tối ưu khả năng chống gốc tự do cho não bộ, ngoài việc bổ sung hai dưỡng chất kể trên từ sản phẩm OTiV, mỗi người nên giữ thái độ sống tích cực và thường xuyên áp dụng các liệu pháp thư giãn giúp kiểm soát stress, quản lý cảm xúc như đọc sách, yoga, nghe nhạc, học vẽ…
Ngoài ra, cần lưu ý đột quỵ vẫn có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Do đó, không chỉ riêng mùa đông, mỗi người cần chủ động chăm sóc não bộ quanh năm, từ sớm để phòng tránh đột quỵ và các bệnh lý mạch máu não khác.