Một số vật dụng quen thuộc trong nhà có thể gây hại nếu sử dụng quá lâu, bạn cần nắm rõ thời hạn để thay mới hoặc vệ sinh kịp thời.
Chúng ta có thời gian tiếp xúc dài với các vật dụng trong nhà, do đó chất lượng và tình trạng vệ sinh của chúng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Những đồ dùng trong nhà không nên sử dụng lâu
Dưới đây là những đồ dùng cần được thay thế định kỳ để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.
Dép nhựa
Sử dụng dép nhựa rẻ đi trong nhà là thói quen phổ biến ở nhiều gia đình nhờ vào tính tiện dụng và giá cả thấp. Dép nhựa thường tiếp xúc với nước, đặc biệt là trong những không gian ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, đặc biệt là với loại dép đã sử dụng lâu, cũ, hỏng. Các vi sinh vật này có thể gây ra nhiều vấn đề về da và chân nếu không được kiểm soát kịp thời.
Nên mua dép làm bằng nhựa cao cấp.
Do đó, ngoài việc đánh rửa dép thường xuyên, bạn còn lưu ý thay dép khi có dấu hiệu cũ hỏng quá mức. Nếu có điều kiện, nên mua dép làm bằng nhựa cao cấp để an toàn hơn với sức khỏe.
Thớt gỗ, thớt nhựa
Thớt là nơi chế biến thực phẩm hàng ngày, nhưng cũng là nơi dễ tích tụ vi khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách. Các vết cắt do dao tạo ra trên bề mặt thớt là nơi vi khuẩn có thể ẩn náu và phát triển. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên thay thớt gỗ hàng năm và thay thớt nhựa sau 6 tháng nếu có dấu hiệu nứt vỡ hoặc khó làm sạch.
Chảo chống dính
Chảo chống dính rất tiện lợi nhưng lớp phủ chống dính sẽ bị hư hại theo thời gian, đặc biệt dưới nhiệt độ cao. Khi lớp chống dính bị trầy xước và bong tróc, các hóa chất có thể xâm nhập thực phẩm, gây ra những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng. Để an toàn, bạn nên thay chảo chống dính sau 1-2 năm sử dụng hoặc ngay khi có dấu hiệu hư hại.
Chảo chống dính, một trong những đồ dùng trong nhà không nên sử dụng quá lâu. (Ảnh: Simply Recipes)
Dụng cụ làm sạch
Bàn chải đánh răng, khăn rửa mặt, miếng bọt biển rửa bát, và chổi lau nhà là những thứ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Các vật dụng này cần được thay mới thường xuyên để tránh vi khuẩn lây lan, gây ra các bệnh về răng miệng, bệnh đường tiêu hóa hoặc da liễu.
Hộp nhựa đựng thực phẩm
Hộp nhựa cũng là loại đồ dùng trong nhà không nên sử dụng quá lâu, đặc biệt là loại hộp nhựa kém chất lượng. Chúng có thể phát tán các chất hóa học khi nhiệt độ thay đổi hoặc sử dụng lâu ngày. Bạn nên chọn hộp đựng làm từ vật liệu an toàn như thủy tinh và định kỳ kiểm tra, thay thế khi thấy có dấu hiệu hư hỏng.
Hộp nhựa đựng thực phẩm nên thay thế khi có dấu hiệu hư hỏng. (Ảnh: The New York Times.)
Lọ gia vị và thực phẩm
Các loại bột gia vị, thảo mộc và thực phẩm đóng hộp có hạn sử dụng, nhưng ít khi được chú ý. Việc sử dụng sản phẩm quá hạn có thể gây nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nên bảo quản đúng cách và thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng.
Bộ lọc không khí
Máy lọc không khí cũng là loại đồ dùng trong nhà không nên sử dụng quá lâu. Nó giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm và cung cấp không khí trong lành cho gia đình nhưng nếu không được thay thế định kỳ, nó có thể trở nên kém hiệu quả và khiến chất lượng không khí trở nên tệ hơn.
Bạn hãy thay bộ lọc không khí theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường là mỗi 6-12 tháng, để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt nhất.
Lõi lọc không khí mới và sau nhiều ngày sử dụng. (Ảnh: PuroAir)
Các vật dụng hàng ngày tưởng chừng như vô hại lại có thể trở thành mối nguy hiểm nếu không được chú ý đúng mức. Việc kiểm tra, vệ sinh và thay mới các đồ dùng này không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn tạo ra một môi trường sống sạch sẽ và an toàn cho cả gia đình.
Theo VTC