Giữa lùm xùm mà Facebook đang gặp phải và những điều mà Facebook “mang lại”, bạn còn muốn sử dụng nó không?
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đang “hóng hớt” màn đối đáp giữa ông lớn Facebook và Các cơ quan quản lý ở châu Âu khi trong bảng quy tắc mới được công bố vào tháng này, Meta, công ty mẹ của Facebook tiếp tục gửi lời đe dọa rút Facebook và Instagram ra khỏi Liên minh Châu Âu vì các điều luật mới về dữ liệu.
Tuy nhiên, các nhà quản lý châu Âu cho thấy mình không hề e ngại điều này khi cho rằng “cuộc sống sẽ tốt hơn nhiều nếu không có Facebook và chúng tôi sẽ sống tốt hơn nhiều mà không cần Facebook.”
Facebook đang vấp phải làn sóng tẩy chay mạnh mẽ tại châu Âu
Trong ba tháng cuối năm 2021, lượng người dùng rời nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới lên tới nửa triệu. Hiện tượng diễn ra chủ yếu tại Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh và Ấn Độ, và cũng là lần đầu tiên xảy ra trong 18 năm Facebook tồn tại.
Báo cáo u ám ngay lập tức khiến giá cổ phiếu Meta giảm 26%, tương đương 230 tỷ USD giá trị thị trường của công ty công nghệ. Theo Bloomberg dự đoán, khối tài sản của CEO Mark Zuckerberg sẽ giảm khoảng 24 tỷ USD, đe dọa vị trí người giàu thứ 13 thế giới của vị tỷ phú trẻ.
Trên mạng xã hội Twitter, người dùng liên tục đăng tải bài viết với nội dung đả kích Facebook, đồng thời sử dụng hashtag #DeleteFacebook như lời tuyên bố sẽ rời xa nền tảng mạng xã hội “tai tiếng” này.
Đại đa số người dùng đều có chung nhận định, không muốn sử dụng một nền tảng có khả năng thao túng dòng thời sự, toàn quyền quyết định việc người dùng sẽ được xem nội dung gì. Bên cạnh nạn tin giả nhức nhối, người dùng Facebook còn phải đối mặt với hàng loạt những phát ngôn thù địch không được kiểm soát.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature thì Facebook là nguồn phát tán tin giả tồi tệ nhất. Tin giả có xu hướng phát tán nhanh hơn tin thật trên các mạng xã hội, tin thật lan truyền một cách chậm chạp so với thông tin xuyên tạc, tiêu cực, khiến cho những công ty như Facebook khó đạt được cân bằng. Không chỉ dừng lại ở vấn đề tin giả, mạng xã hội này cũng từng nhiều lần bị chỉ trích hỗ trợ phát tán thông tin nhạy cảm về sức khỏe, phủ nhận sự ấm lên toàn cầu, cáo buộc gian lận trong bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 hay là những hội nhóm anti vắcxin…
Facebook “nghe lén” và lợi dụng người dùng cho mục đích quảng cáo
Cứ lâu lâu chúng ta lại nghe người này người kia nói rằng Facebook đang nghe lén, hay chính chúng ta cũng nhận thấy chỉ cần bản thân vừa nói về một món đồ gì đó thôi thì sẽ nhận được quảng cáo ngay trên Facebook.
Tuy rất nhiều lần Facebook lên tiếng phủ nhận điều này nhưng chúng ta đều tự tìm được câu trả lời cho chính mình mà đúng không?
Nhưng cũng không thể phủ nhận sự phổ biến cùng với sự kết nối tới mọi nơi mà Facebook mang lại cho chúng ta nhưng liệu bạn còn muốn tiếp tục sử dụng Facebook?
Theo Tổ Quốc