Phúc lợi là thứ xa xỉ đối với các kiểm duyệt viên của mạng xã hội Facebook dù họ phải đọc những nội dung độc hại mỗi ngày nên dễ mắc các bệnh thần kinh.
Hôm 29/1, nhiều nhân viên kiểm duyệt nội dung của mạng xã hội Facebook ở Ireland cùng thành viên nhóm hoạt động công nghệ Foxglove tổ chức cuộc họp báo trên YouTube để kể về điều kiện làm việc “nghèo nàn” tại mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Hoạt động kiểm duyệt nội dung tại mạng xã hội Facebook có thể gây hại cho tâm lý nhân viên. Tuy nhiên, họ lại hưởng cơ chế đãi ngộ thấp hơn nhiều so với những vị trí khác trong công ty.
Keith Utley, 42 tuổi, đã tử vong tại bàn làm việc sau cơn trụy tim hồi tháng 6/2019. Anh có vợ và hai cô con gái nhỏ. Facebook không công bố thông tin sức khỏe và nguyên nhân tử vong cụ thể. Song trước đó, Keith kể về việc những video độc hại đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần ghê gớm, nhưng anh buộc phải tiếp tục công việc để chăm lo cho gia đình.
Nhiều nhân viên kiểm duyệt của mạng xã hội Facebook mắc hội chứng hậu chấn tâm lý (PTSD) và các tình trạng liên quan vì phải tiếp xúc thường xuyên với những cảnh tiêu cực. Những người kiểm duyệt phải xem ít nhất 1.000 nội dung trong suốt 8 tiếng làm việc mỗi ngày. Cứ sau mỗi 30 giây, một vấn đề tiêu cực sẽ xuất hiện.
Là cựu tù nhân chính trị, Ibrahim Halawa bắt đầu kiểm duyệt nội dung cho Facebook kể từ khi ra tù ở Ai Cập năm 2017. Mỗi ngày, các kiểm duyệt viên như Ibrahim sẽ phải xem những đoạn video độc hại, bạo lực, máu me, phân tích kỹ các bài đăng có dấu hiệu vi phạm.
Hawla thổ lộ rằng những người kiểm duyệt khác lo ngại họ sẽ hứng chịu hậu quả xấu nếu chỉ trích công việc. “Để bắt đầu công việc kiểm duyệt, chúng tôi phải từ bỏ cuộc sống riêng tư để giữ an toàn cho những đứa trẻ, cho đến an ninh của một quốc gia”, ông nói.
Những người kiểm duyệt nội dung cho Facebook như Halawa thường chỉ là nhân viên hợp đồng. Họ hưởng mức lương thấp và phải ký cam kết không tiết lộ nội dung công việc. Đồng thời, các kiểm duyệt viên không hưởng phúc lợi của tập đoàn, kể cả các khoản hỗ trợ sức khỏe tâm lý sau khi phải đọc hàng ngày những nội dung độc hại.
Vị trí kiểm duyệt viên nội dung tại Mỹ nhận mức lương chỉ 28.800 USD/năm, khá thấp tại đây. Thậm chí mức lương có thể còn thấp hơn ở những nơi khác.
Mạng xã hội Facebook chủ yếu thông qua công ty thứ ba là Covalen để thuê nhân công bên ngoài. Ban đầu, Facebook cho phép nhân viên công ty hoạt động từ xa trong suốt đại dịch. Tuy nhiên, khi bị buộc phải trở lại văn phòng làm việc hồi mùa thu năm ngoái, nhóm nhân viên kiểm duyệt tức giận chỉ trích công ty phân biệt đối xử bởi các nhân viên mảng khác làm việc tại nhà.
Ở Ấn Độ, 35.000 nhân viên kiểm duyệt bị yêu cầu trở lại văn phòng, trong khi các bộ phận khác được phép tiếp tục làm việc từ xa. Chính sách ấy khiến họ
“Chúng tôi cố gắng góp ý, thậm chí nêu vấn đề ngay tại trụ sở công ty. Rất nhiều người tỏ ra lo lắng. Thậm chí vài người còn ẩn danh để viết trên các phương tiện truyền thông”, Hawla chia sẻ.
Theo Tài Chính Doanh Nghiệp