Bạn có thể sẽ mất một số khoản phí cho tài khoản ngân hàng đã mở, ngay cả khi không sử dụng.
Cụ thể, bạn sẽ bị tính phí nếu như có đăng ký các dịch vụ SMS Banking, Internet Banking và khoản phí duy trì thẻ, phí quản lý tài khoản.
Các khoản phí sẽ phải thanh toán ngay cả khi không sử dụng tài khoản bao gồm: Phí quản lý tài khoản ngân hàng; Phí thường niên thẻ ATM thu theo năm, nếu có đăng ký phát hành thẻ; Phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking nếu có đăng ký.
Tài khoản ngân hàng không sử dụng cũng có thể mất phí. (Ảnh minh họa)
Việc mở tài khoản ngân hàng nhưng không dùng tưởng như không có hại gì nhưng thực tế có thể khiến bạn sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi nếu như đăng ký mở tài khoản mà không dùng.
Cụ thể: Phải đóng các khoản phí phát sinh từ tài khoản theo đúng quy định ngay cả khi không dùng; Có nguy cơ bị lộ các thông tin tài khoản và đánh cắp thông tin cá nhân vì không quản lý thường xuyên; Sẽ bị tính phí phạt khi không thanh toán các khoản phí dịch vụ (với tài khoản thẻ tín dụng).
Mở tài khoản ngân hàng nhưng không dùng nên làm gì?
Nếu không có nhu cầu sử dụng tài khoản ngân hàng, bạn nên khóa hoặc hủy tài khoản ngân hàng ngay lập tức để tránh các khoản phí và chịu ảnh hưởng khi không dùng.
Khóa tài khoản tạm thời
Nếu chỉ không sử dụng tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định và có thể sử dụng lại trong tương lai thì chỉ nên khóa tài khoản tạm thời. Với chức năng này, khi bạn muốn sử dụng lại thì chỉ cần thực hiện các thao tác kích hoạt lại để mở khóa tài khoản.
Nhưng lưu ý, việc khóa tài khoản tạm thời thì những khoản phí như: Phí quản lý tài khoản, phí thường niên, phí SMS Banking…vẫn sẽ được tính như thông thường.
Khóa tài khoản ngân hàng vĩnh viễn
Nếu bạn đã không còn muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng để giao dịch nữa thì nên hủy tài khoản ngân hàng vĩnh viễn để không phải trả các khoản phí dịch vụ đi kèm.
Việc đóng tài khoản này có nghĩa là bạn sẽ chấm dứt mọi hoạt động liên quan tới ngân hàng đã đăng ký phát hành tài khoản trước đó. Tài khoản, thẻ ATM sẽ không còn được hoạt động nữa. Và tất nhiên, sau khi hủy toàn bộ tài khoản thì bạn cũng không phải đóng bất kỳ khoản phí nào.
Ngừng đăng ký dịch vụ tiện ích
Nếu vẫn muốn duy trì tài khoản ngân hàng nhưng lại không muốn trả các khoản phí dịch vụ tiện ích đi kèm thì có thể tới trực tiếp ngân hàng để hủy dịch vụ SMS Banking, Internet Banking, Mobile Bank…mà tài khoản đã đăng ký trước.
Sau khi hủy dịch vụ, bạn sẽ không phải trả phí duy trì hàng tháng cho những tiện ích này nữa mà chỉ phải trả duy nhất khoản phí duy trì tài khoản.
Hướng dẫn cách hủy tài khoản ngân hàng
Cách 1: Hủy tài khoản tại phòng giao dịch ngân hàng
Nếu bạn đã xác định hủy tài khoản vĩnh viễn thì cần phải mang theo giấy tờ tùy thân tới chi nhánh ngân hàng để làm các thủ tục xóa tài khoản vĩnh viễn.
Bước 1: Thông báo với giao dịch viên nhu cầu hủy tài khoản của bạn.
Bước 2: Điền các thông tin vào giấy theo mẫu và nộp lại kèm với CMND/CCCD.
Bước 3: Ngân hàng sẽ kiểm tra và thực hiện tất toán (nếu trong tài khoản còn tiền). Chú ý bạn sẽ phải đóng đủ khoản tiền phí còn thiếu phát sinh từ tài khoản.
Bước 4: Xác nhận hủy tài khoản thành công.
Cách 2: Khóa tài khoản ngân hàng online
Dịch vụ ngân hàng số giúp khách hàng quản lý tài khoản một cách dễ dàng. Bạn có thể khóa tài khoản ngân hàng trực tuyến trên Mobile Banking hoặc Internet Banking.
Bước 1: Hãy đăng nhập vào Mobile Banking hoặc Internetr Banking.
Bước 2: Nhấn chọn vào phần thẻ/tài khoản.
Bước 3: Chọn vào khóa thẻ/tài khoản.
Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại và xác nhận.
Bạn cần chú ý những điều sau đây khi khóa tài khoản ngân hàng không sử dụng:
Khóa tài khoản ngân hàng có mất phí không?: Có, nếu tài khoản của bạn chỉ tạm khóa thì các khoản phí duy trì tài khoản, phí thường niên và phí SMS banking, Internet Banking,… vẫn sẽ được tính. Những khoản phí này chỉ không bị tính khi tài khoản đã được hủy.
Không có tiền trong thẻ có sao không?: Việc bạn không giữ tiền trong tài khoản thì không sao cả. Tuy nhiên, nếu trong tài khoản không duy trì hạn mức tối thiểu theo quy định của ngân hàng thì tài khoản sẽ có thể bị khóa do không đóng các khoản phí dịch vụ.
Tài khoản ngân hàng lâu không dùng có bị trừ âm phí?: Nếu tài khoản của bạn lâu không dùng và tài khoản cũng không có tiền thì hàng tháng hệ thống vẫn sẽ trừ khoản tiền phí theo quy định, ngay cả khi tài khoản không có tiền. Sau đó, khi chủ tài khoản nạp tiền vào thì sẽ tự động trừ số tiền tương ứng. Đối với tài khoản thẻ tín dụng nếu không đóng phí đủ thì sẽ bị tính phí phạt.
Sau khi khóa tài khoản có kích hoạt lại được không?: Khi bạn chỉ khóa tài khoản tạm thời thì vẫn có thể kích hoạt lại được tài khoản. Nhưng nếu đã thực hiện thao tác hủy vĩnh viễn thì không kích hoạt lại để sử dụng được nữa.
Theo VTC