Hơn 10 năm vừa qua, niềm mơ ước có phim cho thiếu nhi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng số lượng bài viết của truyền thông tỷ lệ nghịch với số lượng phim đề tài này được ra rạp.
Sau phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Victor Vũ được làm theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”, ra mắt vào năm 2011 gây ấn tượng mạnh, thì đến 2015, phim Siêu quậy lên chùa của đạo diễn Trần Trung Dũng (2015) được làm hoàn toàn từ nguồn ngân sách nhà nước mới xuất hiện.
Đến năm 2018, tôi mới thấy vài phim ra rạp được công bố là phim thiếu nhi ( Em gái mưa, Nhắm mắt thấy mùa hè…) nhưng thực chất chỉ lấy nhân vật thiếu nhi làm trung tâm, còn vấn đề của phim lại là chuyện… người lớn.
Năm 2018, seri phim có chủ đề “siêu quậy” của Lê Bảo Trung lần lượt ra mắt, tập trung hơn vào các vấn đề của t.rẻ e.m, tạo được sự chú ý cho các em, thì đến năm 2021 mới thấy phim Trạng Tí phiêu lưu ký dưới dạng phim cổ tích phiêu lưu được trình chiếu với nguồn vốn khá lớn của tư nhân.
Từ trái sang: Diễn viên nhí Trọng Khang, Thanh Mỹ và Thịnh Vinh tham gia phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” (Ảnh: VTV).
Theo thống kê sơ bộ thì phim này “bại” trên mọi phương diện, là điều mà người viết bài này vô cùng tiếc nuối, bởi sự “bại trận” này làm tắt đi khả năng khai thác kho tàng truyện cổ dân gian dưới góc nhìn mới.
Vậy là cứ trung bình 3 năm mới có 1 phim cho trẻ em, mà không phải phim nào cũng thành công. Từ đó đến nay không thấy xuất hiện phim thiếu nhi nào nữa ngoài các phim hoạt hình với những chủ đề và phương thức thể hiện khá cũ, do đơn vị sản xuất duy nhất là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam thực hiện và xuất xưởng hàng năm.
Những phim này do thời lượng khiêm tốn (dưới 15 phút/phim), không đủ cho một buổi chiếu nên thường được chiếu ghép vài phim một buổi trong những tuần lễ phim dành cho t.rẻ e.m, và cũng không mang lại ấn tượng gì rõ rệt.
Điểm qua một chút để thấy dù phàn nàn rất nhiều, kêu gọi rất nhiều, và ai cũng nói phim thiếu nhi rất có “tiềm năng”, nhưng đề tài thiếu nhi vẫn không tạo được sức hút cho các nhà sản xuất phim cả nhà nước lẫn tư nhân.
Vì sao vậy?
Thực ra có một lý do mà nhà sáng tác nào cũng biết. Đó là trong các đề tài mà điện ảnh có thể khai thác (thực ra với cả văn học, hội họa, sân khấu…) thì hài và thiếu nhi là 2 đỉnh núi không phải ai cũng leo qua được.
Cả 2 đề tài (cũng gọi là thể loại) này đều đòi hỏi hai yếu tố có vẻ mâu thuẫn cùng tồn tại trong một con người sáng tạo. Đó là trình độ nghề nghiệp thượng thừa và một tâm hồn được thanh lọc kỹ để có thể “ngây thơ hóa” trong góc nhìn phóng chiếu tới các sự vật, hiện tượng.
Thiếu sự kết hợp hài hòa của 2 năng lực này thì thất bại ngay trong quá trình sáng tạo khiến lực lượng sáng tác nản chí là điều dễ hiểu. Đặc biệt với đề tài thiếu nhi.
Nếu chút láu cá, chiêu thức nọ kia có thể thi triển với hài, thì ở phim thiếu nhi đòi hỏi sự trong sáng tuyệt đối, chân thành tuyệt đối… Nghĩa là trong mỗi tác giả, đạo diễn làm phim thiếu nhi luôn phải có một “lão ngoan đồng” (nhân vật chưởng của Kim Dung) mà mọi chiêu thức võ nghệ đỉnh cao được che khuất bởi một sự hồn nhiên đến chân thành.
Nói trong hiện thực thiếu hụt nghiêm trọng mảng phim thiếu nhi, thì các nhà sáng tác phải “tiên trách kỷ hậu trách nhân” là vậy.
Lý do thứ 2 thuộc về nhà đầu tư, nhiều đơn vị đầu tư ngần ngại trước đề tài thiếu nhi, là bởi khả năng chắc thắng ở phòng vé của phim thiếu nhi vô cùng bấp bênh.
Điều này đặc biệt quan trọng với các nhà sản xuất tư nhân vì nhu cầu, nghĩa vụ phải thu hồi vốn là tối thượng và chính đáng. Còn với việc tìm kiếm nguồn ngân sách nhà nước cho dự án phim thiếu nhi là điều vô cùng khó, bởi cái tâm lý phân vân của hệ thống thẩm định cả nội dung lẫn tài chính rằng “nó” có thật quan trọng không với xã hội còn đang rất khó khăn này?
Bởi với tình huống thường nhẹ nhàng, tếu nhộn và chân thực phù hợp với những đ.ứa t.rẻ của một thời đại đang chuyển động, biến đổi từng ngày… thì những câu chuyện dành cho thiếu nhi thường hay bị coi là “quá nhẹ” về mặt giáo dục.
Nhưng những phim “giáo dục” lộ liễu để hệ thống thẩm định có thể “yên tâm” về nội dung lại thường không thu hút được bọn trẻ, và khả năng thất bại nhìn thấy hiển nhiên. Không thể lờ đi cái hiện thực rằng những kịch bản xuất phát từ một bài học đạo đức sống sượng là sự “đảm bảo” cho cái chất lượng… nhạt nhẽo kinh người.
Và lý do thứ 3, thì buồn hơn nữa, đó là công nghệ làm phim. T.rẻ e.m ngày nay được tiếp xúc với quá nhiều nguồn giải trí công nghệ cao. Những câu chuyện được kể theo cách giản dị, chậm rãi, cũ kỹ… khiến các em thiếu nhi buồn ngủ. Chưa nói đến nội dung của kịch bản có thể khơi gợi những tình huống dựa trên trí tưởng tượng phóng khoáng bay bổng, vốn chính là căn cứ để áp dụng công nghệ cao hay không, mà sự áp dụng công nghệ cao vào sản xuất phim trong đó có kỹ xảo là yếu tố quyết định rất nhiều đến sức hấp dẫn của tác phẩm.
Trong khi điện ảnh thế giới đã cho phép khán giả như được tham dự vào mọi diễn biến của phim thông qua công nghệ AI… thì ở Việt Nam do điều kiện kinh phí và trình độ công nghệ mà việc sản xuất phim vẫn còn dẫm chân ở lối làm phim truyền thống.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã (Ảnh: Phương Bảo).
Có thể với phim dành cho công chúng đã trưởng thành, khán giả của những câu chuyện đời thường hơi xô bồ như kiểu Nhà bà Nữ…, thì những ngóc ngách đời sống chân thực vẫn giữ được sức hút nhất định. Nhưng với phim dành cho thiếu nhi thì đòi hỏi về sự kỳ hóa, về trí tưởng tượng bay bổng được thể hiện bằng trình độ công nghệ cao là điều kiện đầu tiên thu hút khán giả nhí.
Tuy nhiên cũng xin nhắc lại, ở thời đại 4.0 – 5.0 này, công nghệ cao đòi hỏi nguồn kinh phí khổng lồ, đôi khi vượt quá tầm huy động của các nhà sản xuất tư nhân và là rào cản để các dự án phim tiếp cận với nguồn ngân sách nhà nước.
Có lẽ sẽ còn những lý do khác nữa để phim dành cho thiếu nhi có một chỗ đứng xứng đáng tại rạp chiếu, đáp ứng nhu cầu được xem phim của t.rẻ e.m. Nhưng chỉ với 3 lý do trên, đã thấy vấn đề làm phim thiếu nhi là quá nan giải.
Và nhiệm vụ duy trì, phát triển dòng phim này không ai khác chính là nhiệm vụ của các cơ quan liên quan. Việc chấn hưng văn hóa phải bắt đầu từ con người, bắt đầu từ giáo dục trong đó định hướng từ sản phẩm giải trí cho t.rẻ e.m là điều không thể thoái thác.
Một thế hệ sẽ lớn lên với sự trống rỗng trong tâm trí, chỉ bởi những câu chuyện, những sự tích dân gian, những huyền thoại, những kỳ tích của t.iền nhân không được truyền đến các em như một ký ức lịch sử văn hóa của dân tộc.
Lỗi đó thuộc về ai? Những bài học làm người từ những câu chuyện đương đại được truyền đạt đúng cách chính là ký ức của thế hệ thiếu nhi sẽ được truyền đến thế hệ kế tiếp, từ đó mà bảo đảm và duy trì một xã hội có đạo lý, có nhân phẩm.
Đồng t.iền được bỏ ra để làm điều đó có nên so đo không? Mong lắm thay một sự chuyển động từ trong quan niệm và tư duy của những người có trách nhiệm với nền nghệ thuật nói chung, với phim thiếu nhi nói riêng.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã
Mới đây, Hội nghị triển khai, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Điện ảnh đã được Cục Điện ảnh chủ trì tổ chức.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Nhiêm – Chủ tịch Hiệp hội phát hành và phổ biến phim cho biết: “Chúng ta có doanh thu 1.500 tỷ đồng từ điện ảnh Việt trong năm 2023, nhưng cơ bản thuộc về phim giải trí. Điện ảnh Việt chưa phát triển toàn diện, đặt ra câu hỏi: Phim lịch sử, phim truyền thống, phim thiếu nhi của chúng ta đang ở đâu? Vai trò của nhà nước rất quan trọng để điện ảnh phát triển đúng nghĩa và đa số người dân hưởng thụ các tác phẩm hay”.
Chính những băn khoăn này mà nhiều nhà làm phim, nhà biên kịch cũng đang tìm “lối đi” cho phim thiếu nhi của Việt Nam.
Theo Dân Trí