Nghệ thuật liệu có phải là nghề “hái ra tiền” như chúng ta vẫn lầm tưởng như những người làm trong làng giải trí, ca sĩ, diễn viên, người mẫu nổi tiếng?.
ĐD – bầu show Kenny Tùng nay là Doanh nhân thành đạt
Theo đuổi đam mê nghệ thuật hay lựa chọn kinh doanh làm giàu?
Trên thực tế, vẫn có rất nhiều nghệ sĩ, vì yêu nghề mà vẫn tiếp tục cống hiến, mang những thông điệp ý nghĩa đến cuộc sống nhưng họ lại không hề được nhớ tới nhiều trên màn ảnh nhỏ và cuộc sống của họ cũng không hề giàu có hay sang chảnh như những điều được truyền thông nhắc đến. Nhiều người chỉ vì đồng lương ít ỏi mà đành gác lại đam mê trên con đường nghệ thuật của mình để đến với một lĩnh vực mới mà ở đó giúp họ lo toan và giảm bớt gánh nặng cuộc sống gia đình, nhưng cũng có nhiều nghệ sĩ vẫn quyết tâm bằng mọi nỗ lực để tiếp tục con đường nghệ thuật đầy gian truân.
Từng được biết đến với vai trò là một Đạo diễn – Bầu show, Kenny Tùng bỗng dưng “biến mất”. Lý do là anh tạm gác lại niềm đam mê để tập trung cho công việc kinh doanh. Vốn được biết đến là một chàng trai thân thiện hòa đồng, cởi mở nên anh cũng sở hữu một lượng “fans” và bạn bè khá đông đảo. Anh là người duy mỹ, thích sự hoàn hảo và luôn có trách nhiệm đến cùng trong mọi công việc nhất là việc kinh doanh. Khi trao đổi công việc kinh doanh anh tâm sự:
Doanh nhân Kenny Tùng
1. Hãy giao lưu, kết bạn với nhiều người
Muốn học cách để trở thành doanh nhân, hãy kết bạn với một vài người trong số họ. Đó không nhất thiết phải là các thương gia lắm tiền nhiều của, có tiếng với giới truyền thông. Bạn hãy bắt đầu với những doanh nhân có vẻ có cùng xuất thân và địa vị xã hội giống mình. Bởi khi đó, một ý nghĩ sẽ nảy ra trong tâm trí bạn rằng: “Họ có thể, tại sao mình lại không nhỉ?”. Tuy nhiên đừng bó hẹp bản thân vào một phạm vi nào cả. Giới kinh doanh có nhiều tầng lớp khác nhau về đẳng cấp cũng như phong cách sống. Càng tiếp cận nhiều, bạn sẽ càng học được nhiều từ họ.
Trong trường hợp bạn không quen biết một doanh nhân nào, hãy tham gia hoạt động cộng đồng hay đơn giản là tham dự các buổi nói chuyện, hội thảo, những bài báo chia sẻ cảm nghĩ của các doanh nhân. Bạn cũng có thể tìm đến các mạng xã hội như Facebook…
2. Hãy lựa chọn những tấm gương tiêu biểu để bản thân mình học tập, noi theo
Trong thế giới kinh doanh, có những nhân vật mà bạn không thể nào mời họ đi uống cà phê và trao đổi về chuyện làm ăn được. Nhưng hãy xem họ là tấm gương từ xa để học hỏi và phấn đấu. Hãy quan sát cách họ điều hành các công ty, bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích. Bạn nên lựa chọn 3 thương hiệu hay công ty mà bạn yêu thích và hâm mộ những cái tên ấy. Thông qua blog, báo chí và các trang mạng xã hội, hãy tìm hiểu phong cách sống và làm việc của các vị lãnh đạo, các nhà quản lý. Đừng bỏ lỡ những cuốn sách mà họ viết cũng như các cuộc phỏng vấn của nhà báo hay phóng viên với họ. Đấy chính là những phương tức tiếp cận gián tiếp với các doanh nhân hàng đầu.
3. Hãy là một khách hàng thân thiết của những hãng kinh doanh quy mô nhỏ
Nhiều khách hàng dành cho các hãng kinh doanh quy mô nhỏ một sự quan tâm lâu dài. Họ quan sát những chặng đường mà hãng này trải qua, những thành tựu cũng như thay đổi của hãng, quan tâm tới các sản phẩm, dịch vụ, và giữ liên lạc với chủ doanh nghiệp. Từ đó, chính khách hàng cũng học được rất nhiều điều thú vị. Thế nên, bên cạnh việc giao lưu với các doanh nhân thành đạt, bạn cũng cần tiếp xúc trực tiếp với môi trường kinh doanh thực tế thông qua các hộ kinh doanh nhỏ hoặc những cái tên tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã rất được lòng người tiêu dùng.
4. Hãy hiểu rõ ý nghĩa của từ “kinh doanh”
Nhiều người muốn trở thành doanh nhân, nhưng nghe đến hai chữ “kinh doanh” thôi đã thấy choáng váng. Bởi lẽ họ đánh giá sai lệch về lĩnh vực này. Họ cho rằng kinh doanh đòi hỏi mỗi người phải có sự am hiểu sâu sắc, thành thạo nhiều kỹ năng. Họ sẽ phải trải qua vô vàn khó khăn, gian khổ trong quá trình điều hành một doanh nghiệp. Suy nghĩ ấy sẽ làm bạn chùn bước khi còn chưa kịp bắt đầu.
Trên thực tế, kinh doanh không gian chuân quá như bạn tưởng tượng. Bạn chắc chắn cũng không bắt buộc phải có một tấm bằng thạc sỹ hay tiến sỹ thì mới được khởi nghiệp kinh doanh. Hãy đọc các tờ báo hoặc tạp chí kinh tế, bạn sẽ bắt gặp những doanh nhân thành đạt từng đi lên từ 15 đô-la cho một tờ giấy phép kinh doanh. Đằng sau hai chữ “kinh doanh” là nhiều câu chuyện, nhiều trải nghiệm hết sức thú vị.
Minh Trường