Giống với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, nhiều người ngộ nhận họ mắc hội chứng rối loạn lo âu xã hội bởi vì họ cảm thấy hơi lo lắng khi gặp gỡ người mới.
Hội chứng rối loạn lo âu xã hội – Social Anxiety
Hội chứng rối loạn lo âu xã hội (đôi lúc được gọi là hội chứng ám ảnh sợ xã hội) liên quan đến nỗi sợ hãi cùng cực và cảm giác không thoải mái trong những tình huống phải tiếp xúc với người khác.
Giống với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, nhiều người ngộ nhận họ mắc hội chứng rối loạn lo âu xã hội bởi vì họ cảm thấy hơi lo lắng khi gặp gỡ người mới, nói chuyện với người mới quen, bước vào một căn phòng toàn những người lạ, hoặc khi phải nói chuyện trước đám đông.
Những điều này là hoàn toàn bình thường và bạn có thể tự mô tả bản thân mình là người nhút nhát. Tuy nhiên hội chứng rối loạn lo âu xã hội khác xa so với tính cách nhút nhát thông thường.
Ảnh minh họa. Nguồn: Kids First Community.
Chẩn đoán một người mắc hội chứng rối loạn lo âu xã hội chỉ được kết luận nếu bạn cảm thấy căng thẳng cực độ đến mức bạn thấy khó khăn hoặc không thể thực hiện được các hoạt động hằng ngày, và bạn cố gắng tránh gặp gỡ hoặc nói chuyện với người khác.
Bạn đã từng nghe đến hội chứng ám ảnh sợ hãi những không gian rộng – nỗi sợ không gian công cộng. Đây là một dạng rối loạn lo âu xã hội và người mắc chứng này thường tránh gặp người khác bằng cách ở nhà. Người mắc chứng sợ không gian công cộng cảm thấy cực kỳ khó khăn khi phải đi ra ngoài. Việc tránh đi ra ngoài cũng như việc né tránh trò chuyện với người khác có thể làm bạn cảm thấy an toàn, nhưng nếu bạn tránh những thứ bạn sợ, bạn sẽ càng sợ hãi chúng hơn.
Hội chứng rối loạn lo âu xã hội của bạn có thể tập trung vào một nỗi sợ cụ thể: sợ rằng bạn có thể sẽ đỏ mặt, nói lắp bắp, đổ mồ hôi, hoặc nói điều gì đó ngớ ngẩn. Có thể bạn sợ điều này vì nó đã từng xảy ra hoặc thường xuyên xảy ra. Hoặc có thể bạn đã chứng kiến điều này xảy ra với người khác.
Thực tế đây là những điều rất phổ biến và nếu bạn càng lo lắng về chúng, chúng càng dễ xảy ra. Bạn biết chúng không thể thực sự gây hại cho bạn – không ai chết vì đỏ mặt – nhưng bạn vẫn cảm thấy nó rất khó chịu và càng nghĩ về nó bạn càng thấy tồi tệ hơn. Vì vậy mà bạn có chiều hướng cố né tránh việc phát biểu trước đám đông.
Vấn đề là bạn không thể tránh nó mãi mãi – và nếu bạn cứ liên tục né tránh, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều những cơ hội quan trọng để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà việc xử lý nỗi sợ này là rất cần thiết cho bạn và bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ.
Phần Ba sẽ hướng dẫn bạn các phương pháp chất lượng và bạn cũng sẽ tìm thấy các nguồn tham khảo ở cuối sách.
Bây giờ bạn nên làm gì nếu bạn tin rằng mình đã mắc phải bất kỳ một rối loạn nào trong số những hội chứng đã được liệt kê? Hãy tiếp tục đọc cuốn sách này vì bạn sẽ học được nhiều điều hơn nữa và tìm thấy một số chiến lược mà chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện.
Nhưng dù sao giờ đây bạn cũng đã biết cách lựa chọn từ ngữ để mô tả cảm xúc của mình nếu bạn chọn cách chia sẻ với một chuyên gia về vấn đề của mình. Hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với một người lớn mà bạn tin tưởng và họ có thể giúp bạn liên hệ với bác sĩ gia đình hoặc các dịch vụ tư vấn.
Theo ZNews