Câu trả lời không nằm ở đâu xa – mà đến từ ‘đội quân nghỉ hè’ đông đảo, hàng triệu học sinh tạm dừng đến trường, sinh hoạt tại nhà trong suốt 3 tháng hè. Câu chuyện tiêu thụ điện tưởng chừng nhỏ nhưng từ lớp học đến phòng ngủ mỗi em thành một trung tâm tiêu thụ điện độc lập.
Hà Nội, mùa hè 2025 – Nắng nóng gay gắt kéo dài, nền nhiệt nhiều ngày vượt ngưỡng 40 độ C, mặt đường nhựa có lúc lên tới 60 độ. Nhưng có một “hiện tượng” không thể bỏ qua: sản lượng điện sinh hoạt tăng vọt bất thường tại các hộ gia đình. Vậy điều gì đang diễn ra?
Bài toán bảo toàn năng lượng mùa hè – khi “đội quân nghỉ hè” trở thành tâm điểm tiêu thụ điện.

Hiều quả sử dụng thiết bị điện khi các em đến trường (40 em học sinh trong một lớp học).
Câu trả lời không nằm ở đâu xa – mà đến từ “đội quân nghỉ hè” đông đảo: hàng triệu học sinh tạm dừng đến trường, sinh hoạt tại nhà trong suốt 3 tháng hè. Câu chuyện tiêu thụ điện tưởng chừng nhỏ nhặt ấy, lại chính là một minh họa sống động cho định luật bảo toàn năng lượng trong thực tiễn mùa hè tại Việt Nam.
Từ lớp học đến phòng ngủ: Mỗi em thành một trung tâm tiêu thụ điện độc lập
Tại các trường học, một lớp học 30-40 học sinh thường chỉ sử dụng 2 điều hòa loại 18.000 BTU (tổng công suất 36.000 BTU) do hội phụ huynh đầu tư. Cùng với hệ thống chiếu sáng và một máy chiếu (250W), tổng công suất điện (không tính điều hòa) chỉ khoảng 330W cho cả lớp. Rõ ràng đây là cách tổ chức tiêu thụ năng lượng tập trung, hiệu quả và tiết kiệm.
Tuy nhiên, khi học sinh nghỉ hè, mọi thứ bị “bẻ gãy”. Mỗi em về nhà, sinh hoạt riêng, sử dụng riêng điều hòa, máy tính, tivi, bếp điện… Tính trung bình, một em sẽ dùng điều hòa công suất 12.000 BTU. Với một lớp 40 học sinh, tổng công suất điều hòa đã vọt lên 480.000 BTU – tăng gấp 13,3 lần so với khi học tập tại trường.
Không chỉ điều hòa. Khi ở nhà, mỗi em sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện như:
* Tivi: 70W
* Máy tính cá nhân: 400W
* Đèn chiếu sáng: 20W
* Bếp điện: 2.000W
* Ấm nước: 600W
* Lò vi sóng: 1.200W
Tổng cộng: 4.290W/1 em, chưa kể thiết bị khác.
Với 40 học sinh, tổng công suất các thiết bị không kể điều hòa đã lên tới 171.600W, cao gấp 520 lần so với công suất tiêu thụ chung của lớp học.

Khi các em học sinh thì các thiết bị điện cần thiết, tối thiểu phục vụ cuộc sống cho các em.
Khi trường học “ngủ hè”, gánh nặng điện năng dồn về các hộ dân
Một lớp học nghỉ hè, đồng nghĩa lượng điện tiêu thụ tại trường học được “bảo toàn” và dồn toàn bộ về từng căn hộ, từng phòng ngủ.
Nhưng khác biệt nằm ở chỗ:
* Ở trường: học sinh dùng chung tài nguyên
* Ở nhà: mỗi học sinh trở thành “một đơn vị tiêu thụ điện độc lập”
* Ở trường: chỉ dùng điện vào ban ngày
* Ở nhà: tiêu thụ điện 24/24 giờ, 30 ngày/tháng
Vì thế, không khó hiểu khi sản lượng điện sinh hoạt tăng đột biến. Các gia đình không chỉ chịu áp lực hóa đơn điện tăng, mà hệ thống điện khu vực cũng phải gồng mình trước mức tiêu thụ “không nghỉ phép”.
Hiệu suất sử dụng năng lượng thấp – bài toán tổ chức sinh hoạt trong gia đình
Bên cạnh lượng điện tăng, một vấn đề khác cũng đặt ra: hiệu suất sử dụng năng lượng rất thấp. Khi mỗi người dùng một thiết bị riêng, một điều hòa riêng, hệ số tiết kiệm gần như bằng 0. Ngược lại, sinh hoạt tập trung sẽ giúp tận dụng triệt để thiết bị, giảm công suất vận hành và kéo giảm điện năng tiêu thụ.
Khuyến nghị từ chuyên gia và EVN – Để mùa hè không còn “cháy điện”
Để giảm áp lực tiêu thụ điện trong những ngày nắng nóng cực đoan, Chuyên gia và EVN khuyến nghị các hộ gia đình:
Cài đặt nhiệt độ điều hòa từ 26 độ C trở lên
Tổ chức sinh hoạt tập trung, tránh mỗi người một phòng, mỗi phòng một điều hòa
Tắt bớt thiết bị không cần thiết, hạn chế nấu ăn bằng bếp điện vào giờ cao điểm
Lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện, thường xuyên kiểm tra hiệu suất sử dụng
Bảo toàn năng lượng – không chỉ là một định luật vật lý, mà là lời cảnh tỉnh cho cách chúng ta tổ chức cuộc sống trong từng căn nhà nhỏ.